0941.11.99.00

Các loại tên miền

Các loại tên miền

Những người mới tìm hiểu về website thường nhầm lẫn tên miền với website hoặc hosting. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại tên miền và cách thức hoạt động của tên miền. Mục tiêu là giúp bạn hiểu và chọn đúng tên miền cho trang web của bạn.

Tên miền là gì?

Tên miền hay còn gọi là domain, là địa chỉ trang web mà mọi người nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào một website. Tên miền có tác dụng để thay thế 1 địa chỉ IP dài và khó nhớ, đóng vai trò là một địa chỉ vật lý. Nó giống như là địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường, và tương tự một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới website của bạn.

Các loại tên miền

Có rất nhiều loại tên miền với những phần mở rộng khác nhau. Tên miền không phải nhất thiết có tiêu chuẩn nào, mặc dù .com chiếm hơn 46.5% thị trường website toàn cầu. Vẫn còn đó nhiều tên miền khác có thể chọn thay thế như .vn, .org, .net, .info, .io, Nhìn chung, các loại tên miền thông dụng có thể kể đến là:

TLD – Top level domain

TLD là tên miền cấp cao nhất, là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet. Có hàng ngàn TLDs ngoài kia có thể đăng ký và các TLDs phổ biến nhất là .com, .org, .net và .edu.

TLDs có thể được chia thành hai loại: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD.

+ ccTLD – Country-code top-level domain:

Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể.

Ví dụ .us cho Mỹ và.vn cho Việt Nam. Chúng thường được dùng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định và là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ.

+ gTLDs – Generic top-level domain:

Tên miền cấp cao chung (gTLDs) là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được dành cho mục đích sử dụng cụ thể, như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục.

Nhưng do đặc thù chung chung của internet, web của bạn không cần phải thỏa tiêu chí nào để đăng ký một tên miền gTLD. Đây cũng là lý vì sao tên miền .com không hẵn dành cho mục đích thương mại (commercial).

Các ví dụ khác của gTLDs là .mil (quân đội), .gov (chính phủ), .org (phi lợi nhuận và tổ chức), và .net, ban đầu định dành cho nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này được mọi người dùng cho mọi mục đích.

Ý nghĩa của các loại tên miền

1- COM : Website thương mại (Commercial).

2- EDU : Website lĩnh vực giáo dục (Education).

3- NET : Website mạng lưới  (Network).

4- INT : Các tổ chức quốc tế (International Organisations).

5- ORG : Các tổ chức khác, cộng đồng (other orgnizations).

6- MIL : Quân sự (Military).

7- GOV : Nhà nước (Government).

8- VN : Tên miền cấp 2 Quốc gia Việt Nam.

9- INFO : Thông tin (Information).

Cách thức hoạt động của tên miền

Để hiểu cách thức hoạt động của các loại tên miền, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những gì xảy ra khi bạn nhập một tên miền vào thanh URL của trình duyệt.

Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt web, trước hết, nó sẽ gửi yêu cầu truy cập đến một mạng lưới máy chủ toàn cầu hình thành hệ thống tên miền (DNS).

Sau đó, các máy chủ toàn cầu này sẽ tìm kiếm máy chủ có tên được liên kết với domain và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ tên đó. Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn.

Một tên miền (domain name) giống như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web. Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền để tìm một trang web. Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì máy chủ (hosting) chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm trang web của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ.

Domain cũng có khả năng chuyển hướng, tức là khi người khác truy cập vào một tên miền, họ sẽ được đưa tới tên khác. Hữu dụng trong trường hợp tạo chiến dịch marketing, microsites, hay chuyển người truy cập tới trang nhất định trên website chính. Đặc biệt nó cũng hỗ trợ nhiều cho việc người dùng gõ sai lỗi chính tả, hay gõ tắt.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về các loại tên miền phổ biến và cách thức hoạt động của chúng. Hi vọng sẽ đem đến kiến thức bổ ích cho mọi người khi thiết kế website.

Trả lời

×