Những năm gần đây, hình thức kinh doanh bán hàng ngày càng trở nên đa dạng. Trong đó, telesale được đánh giá là phương thức bán hàng với nhiều ưu điểm vượt trội thông qua các cuộc gọi tư vấn cho khách hàng. Chúng ta có thể thấy telesale là một trong các việc làm được tuyển dụng với số lượng nhiều nhất hiện nay trên các trang tìm việc. Nhưng cụ thể Telesale? Và họ thực hiện những công việc nào? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự hấp dẫn của công việc này nhé!
Telesale là một trong các việc làm được tuyển dụng với số lượng nhiều nhất hiện nay.
Telesale là gì?
Telesale? Telesale là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng. Bằng cách sử dụng linh hoạt một kịch bản gọi ra có sẵn, các thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được trao tận tay khách hàng. Tùy theo từng đặc thù của doanh nghiệp mà công việc của Telesale được phân chia và quy định khác nhau, tuy nhiên có thể hệ thống chung lại các công việc của một.
Sale Admin là gì?
Kỹ năng cần có của Telesaler
Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt
Để có thể giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhân viên cần kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin sản phẩm mà mình công cấp một cách đầy đủ và chính xác. Đưa ra những thông tin tư vấn chính xác và hữu ích cho khách hàng tìm năng
Nói năng lưu loát, giao tiếp tốt
Đây là kỹ năng rất quan trọng nhân viên Telesale cần có giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, một nhân viên telesales giỏi sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn là chỉ tập trung vào doanh số và việc chốt sales.
Nắm vững các kỹ năng sau
– Kịch bản đặt hẹn.
– Kịch bản để nhận diện khách hàng tiềm năng.
– Kịch bản chốt sale.
– Các kịch bản liên quan đến giao tiếp với khách hàng qua điện thoại khác.
Để có được những kỹ năng này bạn cần trải qua quá trình luyện tập và phấn đấu lâu dài mới thành thạo được.
Hiện nay, vị trí Telesale đang được tuyển dụng rất nhiều vì đây là một trong các giải pháp bán hàng hiệu quả, tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại với chi phí hợp lý.
Vị trí Telesale đang được tuyển dụng rất nhiều vì đây là một trong các giải pháp bán hàng hiệu quả.
Sales Assistant là gì?
Xây dựng kịch bản telesale
Xem thêm nghền telesale tại: https://cafebiz.vn/nghe-nghiep/nghe-cua-toi-nghe-telesale-nhung-giot-nuoc-mat-tui-than-khi-cam-dien-thoai-20150529172754336.chn
Nhận database
Nhận database khách hàng từ bộ phận marketing, phân chia và lọc danh sách khách hàng tiềm năng theo khu vực, nhu cầu mua hàng…
Gọi điện thoại đến database trên
Gọi điện thoại cho toàn bộ danh sách các khách hàng đã lọc được theo kịch bản hoặc bài nói được soạn sẵn. Tùy theo từng nhu cầu và sỏ thích của khach hàng mà nhân viên telesales có cách tư vấn, thuyết phục khác nhau sao cho khiến khách hàng yêu thích và muốn mua sản phẩm.
Chốt được lịch hẹn gặp với khách
Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là dịch vụ hoặc các sản phẩm cần phải đến xem trực tiếp, việc đặt được lịch hẹn với
khách hàng là một mục tiêu quan trọng và tiến gần đến bước cuối cùng: Chốt sale.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng:
Không chỉ bán hàng, nhân viên giỏi còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng mới
Không chỉ dựa vào các nguồn khách hàng có sẵn cung cấp từ bô phận marketing, nhân viên telesales đôi khi còn được giao nhiệm vụ tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online, công cụ tìm kiếm…
Trực và nhận điện thoại từ khách hàng
Với một vài mô hình kinh doanh đặc biệt, nhân viên Telesale cần luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thông tin, thắc mắc.
Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ công việc của mình
Nhân viên telesale cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mìn để liên tục cải tiến công việc và đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng mà mình đang tham gia.
Yêu cầu mọi nhân viên telesale
Trước khi muốn bán hàng thì đầu tiên bạn phải trải qua giai đoạn đào tạo về kỹ năng telesale, trang bị kiến thức đầy đủ về đặc điểm, lợi ích, tính năng và tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ mình cung cấp. Thêm vào đó là thông tin khách hàng, tập trung vào nhu cầu, sở thích để có lời chào thích hợp và thu hút. Xác định càng rõ được khách hàng tiềm năng càng giúp bạn tiếp cận nhanh và hiệu quả.
Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã nắm vững sản phẩm và biết được khách hàng tiềm năng thì bạn cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình. Sản phẩm của họ là gì, khách hàng dùng sản phẩm của họ là ai, họ quảng cáo sản phẩm và tư vấn như nào ? Đưa ra những ưu điểm vượt trội so với cùng loại sản phẩm, ưu đãi, đặc quyền để thuyết phục khách hàng chuyển sang hãng mình mua hàng.
Nắm bắt được thông tin khách hàng
Hãy xác định những khách hàng tiềm năng để liên hệ với họ sớm nhất trước khi bị các hãng cạnh tranh “ hớt tay trên”. Tuy nhiên đừng mải mê khách hàng “hot” mà bỏ qua những “khách hàng dự định” nhé, có thể thời điểm hiện tại họ không có nhu cầu lớn dùng sản phẩm bên mình nhưng nếu được chăm sóc kỹ thì thời gian tới những người này sẽ mang về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Nắm bắt được thông tin khách hàng
Gọi điện và giới thiệu sản phẩm
Khi gọi điện có những trường hợp trớ trêu là bạn không được gặp trực tiếp khách hàng thật sự mà phải thông qua thư ký hay người bảo vệ… Trong những trường hợp như thế này hãy thật khéo léo để xin gặp “khách hàng tiềm năng” nếu không được bạn có thể hẹn gọi lại vào lúc tan ca là thời điểm khách hàng bạn cần tìm rảnh. Một cách nữa là bạn có thể gửi email với một vài thông tin nóng hổi, giật gân, kích thích sự tò mò của khách hàng về công ty mình.
Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Khách chưa mua hàng tức là còn nghi vấn về sản phẩm,mức giá không phù hợp hoặc không đúng thời điểm. Điều bạn cần làm là giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khéo léo và đầy đủ nhất có thể, giải thích điểm ưu việt phù hợp mức giá. Đối với những trường hợp khách bận bạn cần hẹn gọi lại, đánh dấu để liên hệ lại vào thời điểm phù hợp.
Kết thúc và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Kết thúc cuộc gọi bán hàng không phải là kết thúc tất cả. Đừng quên hứa hẹn về chế độ bảo hành, giải đáp mọi thắc mắc khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Một vị khách cũ có thể giới thiệu cho bạn rất nhiều vị khách mới nên hãy nhớ kỹ điều này trước khi kết thúc bất kỳ cuộc gọi nào.
Sales Assistant là gì?
Điều khó khăn nhất bạn cần vượt qua đó là cảm giác sợ hãi trong cuộc gọi điện đầu tiên. Có thể bạn áp lực khi nói chuyện với người không quen biết mà lại khác biệt về giới tính, địa vị, tuổi tác… hay lo lắng bản thân chưa hiểu kĩ về sản phẩm dẫn đến giới thiệu sai thông tin, không giải đáp được thắc mắc của khách hàng.
Khi đã vượt qua được những nỗi sợ trên, bạn sẽ bị khúc mắc, lúng túng chưa có kinh nghiệm giải quyết trong những trường hợp khách nói bận, không có nhu cầu hay thậm chí là dập thẳng máy với những lời nói cực kỳ khó chịu. Những lúc như thế, bạn sẽ thấy mất phương hướng, bế tắc và dường như muốn bỏ cuộc.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Tất cả những Telesale từ chuyên gia cho đến những người mới vào nghề, ai cũng phải trải qua những cảm giác đó thì mới trưởng thành được. Người khác thành công thì bạn nhất định sẽ thành công được, vì vậy hãy kiên trì cố gắng hết sức, quả ngọt chắc chắn sẽ không còn xa.