0941.11.99.00

Subdomain là gì và khi nào cần sử dụng Subdomain

Subdomain là gì và khi nào cần sử dụng Subdomain

Với những người chuyên quản trị website thì hẳn không xa lạ với khái niệm subdomain này. Tuy nhiên, với những bạn vừa mới bước vào nghề hoặc những ai không chuyên sâu thì khái niệm này vẫn khá xa lạ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết về subdomain là gì? Chi tiết về những điều cơ bản về subdomain, cùng theo dõi nhé.

Subdomain là gì?

Subdomain hay chính là tên miền phụ được tách ra từ một phần của tên miền chính, hoạt động riêng biệt như một website thông thường và có tên như domain chính. Để hiể đơn giản hơn bạn có thể hình dung: Một website có tên miền là abc.com và bạn muốn tạo thêm một tên miền khác như blog.abc.com thì đây chính là tên miền phụ phục vụ cho việc đăng tải tin tức của bạn chẳng hạn.

Sử dụng subdomain với mục đích gì?

Subdomain mang lại rất nhiều sự tiện lợi và mục đích tốt cho các doanh nghiệp và trang web lớn, dưới đây là một số mục đích mà subdomain được tạo ra:

Tạo website riêng cho một nhóm đối tượng

Như đã nói ở trên, subdomain được tạo ra dưới dạng tên miền chính và với hình thức này thì các doanh nghiệp, cá nhân không mất thêm chi phí để tạo thêm một website riêng biệt nào khác. Các doanh nghiệp sử dụng subdomain như một chiến lược chăm sóc nhóm khách hàng. Nhờ đó tạo ra các trang web phục vụ riêng cho từng nhu cầu của nhóm đối tượng đó.

Tiết kiệm chi phí

Việc tạo ra các subdomain giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn. Bởi công cụ này miễn phí, bạn có thể dễ dàng quản lý nhờ vào những giao diện tích hợp sẵn trong đó. Hơn thế nữa, bạn cũng không cần đăng ký tên miền cho những trang này, bạn có thể tự thiết kế giao diện website mà không lo ngại giống với trang chủ. Hai yếu tố trên đã giúp bạn tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn.

Chia nhỏ các trang blog hoặc thương mại điện tử

Việc chia nhỏ các trang này tách khỏi trang web chính cũng là cách để mang lại hiệu quả hoạt động cho website hơn. Sở dĩ như vậy, bởi vì khi một website có quá nhiều lĩnh vực, đa năng thì việc quản lý và chăm sóc sẽ không được chu toàn, và hiệu quả không cao. Chính vì lý do này mà nhiều doanh nghiệp hoặc các website lớn đã tiến hành tách thành các site độc lập bằng subdomain để quản lý dễ hàng và hiệu quả hơn.

Khi nào cần sử dụng subdomain

Bạn có thể sử dụng subdomain bất cứ lúc nào, tuy nhiên chúng chỉ  thật sự hiệu quả khi được sử dụng đúng mục đích và thích hợp, dưới đây là một số trường hợp mà subdomain giúp mang lại hiệu quả cao:

Khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm hoặc một dịch vụ mới: Khi cho ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới , doanh nghiệp muốn hướng đến chăm sóc những đối tượng khách hàng tiềm năng cụ thể. Từ đó phổ biến rộng rãi sản phẩm của mình đến với khách hàng. Subdomain sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm cụ thể đó để mang lại tỷ lệ chuyển đổi tối ưu nhất.

Quản lý tối đa trang web: Một website đa ngành nghề lĩnh vực sẽ rất khó để bạn quản lý, mặc dù bạn có đội ngũ quản trị viên đông đảo. Tuy nhiên qua sự phát triển hàng ngày của web khiến cho quy trình chồng chéo, mô hình trở nên cồng kềnh. Việc cần làm ngay lúc này là chia nhỏ để quản trị với subdomain. Cách này thật sự mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Hỗ trợ quảng bá sản phẩm: Một subdomain ra đời tập trung toàn bộ nội dung hình ảnh…cho sản phẩm sẽ giúp đẩy mạnh thương hiệu cũng như nâng cao độ phủ sóng của chúng đến với khách.

Một vài lưu ý khi sử dụng subdomain

Bên cạnh những công dụng đa ngành, đa lĩnh vực thì khi sử dụng subdomain bạn cần lưu ý  một số điều sau:

  • Quản lý chặt chẽ các subdomain bởi tình trạng giả mạo rất nhiều. Hơn nữa, hiện nay internet phát triển, việc giả mạo trang web để đánh cắp thông tin người dùng thật sự phổ biến. Bởi vậy, quản lý chặt chẽ các subdomain là điều rất quan trọng.

  • Khó tạo ra hình ảnh nhất quán giữa các thương hiệu nếu có quá nhiều subdomain và mỗi một subdomain lại có những hình ảnh thiết kế thương hiệu khác nhau.Chính điều này làm cho việc nhất quán hình ảnh thương hiệu trở nên khó khăn.
  • Subdomain ảnh hưởng đến Seo: Do tên miền phụ lấy từ tên miền chính, bởi vậy google sẽ dễ hiểu nhầm là hai tên miền giống nhau. Khi bạn muốn Seo domain chính thì google sẽ khó có thể tập trung vào riêng web của bạn được, bởi xung quanh vẫn còn những subdomain.

Bài viết ngày hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức cơ bản về subdomain là gì? và những điều cơ bản về subdomain. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

×