Hầu hết các khách hàng không phải là người kiên nhẫn, họ sẽ không dành quá nhiều thời gian của mình để ngồi chờ 1 website tải từng chút một mà lập tức chuyên sang trang khác. Website nào có tốc độ tải trang càng nhanh thì sẽ có số lượng khách hàng truy cập càng nhiều. Vì vậy việc kiểm tra tốc độ web đóng vai trò quan trọng mà bạn cần lưu ý nếu muốn trang web của mình hoạt động lâu dài và ổn định.
Việc kiểm tra tốc độ web đóng vai trò quan trọng.
Tốc độ website là gì?
Tốc độ website đề cập đến khoảng thời gian các nội dung được yêu cầu của website được tải xuống đầy đủ từ hosting và hiển thị trên trình duyệt tìm kiếm của người dùng. Thời gian load trang là khoảng thời gian từ khi người dùng click vào link cho đến khi toàn bộ nội dung trang được hiển thị.
Ba công đoạn cốt lõi để hiểu được thế nào là tốc độ tải trang:
- Thời gian cần để yêu cầu tải nội dung trang được truyền đến máy chủ.
- Trình duyệt máy chủ phản hồi lại yêu cầu tải trang.
- Trang web được yêu cầu hiển thị hoàn chỉnh trên trình duyệt người dùng.
- Để hiểu và kiểm tra tốc độ website và đưa ra đánh giá, ta phải đi qua các công đoạn trên, phân tích thời gian, tương tác của người dùng truy cập.
Tầm quan trọng của tốc độ website?
Tốc độ website là một nhân tố lớn đánh giá hiệu suất website. Hiệu suất hoạt động của website có ảnh hưởng lớn đến xếp hạng tìm kiếm người dùng trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Hiệu suất hoạt động này được đánh giá bởi các chỉ số như tốc độ website, trải nghiệm người dùng, khả năng phản hồi của trang web,…
Nguyên tắc để tối đa hiệu suất website chính là tập trung vào xây dựng và nâng cấp tốc độ tải trang. Một số thống kê dưới đây cho thấy tầm quan trọng của tốc độ website:
- ¼ người truy cập sẽ bỏ đi nếu họ mất hơn 4 giây chỉ để đợi website hiển thị nội dung.
- 46% người dùng trong quay lại những trang web hoạt động kém
- Người chủ website chỉ có 5 giây để gây ấn tượng, lôi kéo người truy cập trước khi họ cân nhắc đến việc thoát khỏi website.
- 74% người dùng thiết bị di động rời đi nếu website mất hơn 5 giây để load.
Công cụ kiểm tra tốc độ website
Có rất nhiều công cụ giúp bạn phân tích, kiểm tra tốc độ website. Các công cụ này sẽ đo lường, kiểm tra tốc độ web thông qua các yếu tố như kích thước file, thời gian load trang, thời gian phản hồi,… Dưới đây là một số công cụ tốt hỗ trợ nhà lập trình web trong kiểm tra tốc độ website bạn có thể sử dụng.
Có rất nhiều công cụ giúp bạn phân tích, kiểm tra tốc độ website.
1. Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là một công cụ kiểm tra tốc độ website một cách toàn diện. Trang web hỗ trợ kiểm tra tốc độ website trên các thiết bị máy tính, di động, đánh giá tốc độ đó là nhanh, chậm hay ở mức trung bình. Bên cạnh đó, Google PageSpeed Insights đưa ra những đề xuất cho bạn trong việc tối ưu tốc độ website, giảm thời gian tải trang, đây là một công cụ hữu dụng cho nhà lập trình web.
2. Pingdom Website Speed Test
Pingdom là một công cụ tuyệt vời khác trong kiểm tra tốc độ web. Bạn có thể đánh giá tốc độ web tại các vùng địa lý khác nhau. Việc bạn chỉ cần làm là nhập tên website, lựa chọn quốc gia và nhấn chọn “Test Now”.
Pingdom cung cấp một bảng tóm tắt trang web, với những số liệu thống kê cụ thể:
- Điểm số hiệu suất
- Thời gian load
- Kích cỡ trang
- Số lượng đề xuất yêu cầu trên trang
Dựa vào các quy tắc đề ra trong Google PageSpeed Insight, Pingdom đưa ra các đề xuất gợi ý giúp bạn giảm đáng kể thời lượng load trang.
3. GTmetrix
GTmetrix cũng là một công cụ phổ biến kiểm tra tốc độ website. Công cụ đưa ra các số liệu, phân tích cụ thể và gợi ý cải thiện tốc độ web.
Thao tác vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần truy cập trang chủ, nhập URL website và chờ đợi kết quả.
Vận dụng các số liệu thống kế về điểm tốc độ load, GTmetrix đề xuất các giải pháp hữu ích tối ưu hóa website, tăng tốc độ load cải thiện hiệu suất hoạt động.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tốc độ nhiều website, xem lại lịch sử kiểm tra trước đó trong mục History.
4. Dotcom Monitor
Dotcom Monitor là một công cụ phân tích trang web toàn diện. Số lượng yêu cầu, thời gian tải, tốc độ load trang trên các trình duyệt khác nhau như FireFox, Safari,…
5. Dareboost
Công cụ kiểm tra tốc độ web đa năng với khả năng kiểm tra trên máy tính để bàn, thiết bị di động, tốc độ web trên trình duyệt FireFox, Chrome kết hợp tại các vị trí địa lý khác nhau.
Các số liệu phân tích được tổng hợp đánh giá trên thang điểm 100. Đưa ra các khuyến nghị tối ưu tốc độ, SEO, khả năng tiếp cận,… cho phép tải báo cáo thống kê dưới dạng PDF, Dareboost là công cụ thú vị dành cho những người sở hữu website.
6. Webpage Test
Webpage Test là công cụ có chức năng bao gồm cả chức năng giống Dotcom Monitor và Pingdom, nhưng có nhiều tính năng độc đáo hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn để tối ưu hóa.
Cũng với những chức năng tương tự như các công cụ trên, Webpage Test có thể là một sự lựa chọn khác cho bạn. Tính năng nổi trội cho phép đo lường, kiểm tra tốc độ website tại các vùng, các trình duyệt khác nhau.
7. WebSite Optimization
Website Optimization cung cấp một bảng báo cáo phân tích tổng quan và đưa ra những gợi ý hữu ích cải thiện website. Các thông tin đánh giá được hiển thị trên một trang duy nhất, bạn có thể dễ dàng đưa ra các đánh giá nhận xét, so sánh mà không cần phải truy nhập quá nhiều trang mở rộng.
8. LoadImpact
LoadImpact hỗ trợ kiểm tra tốc độ website tại nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh việc thống kê thời gian tải trong, LoadImpact sử dụng phương thức gửi hàng loạt những truy cập ảo đồng thời vào website của bạn nhằm đo lường hiệu suất hoạt động khi có nhiều nguồn khác nhau sử dụng.
Thống kê chi tiết về lượng băng thông được cho phép gửi đi để đưa ra những số liệu chính xác từ nhà cung cấp, LoadImpact là công cụ kiểm tra website tân tiến bạn nên sử dụng.
9. Blitz
Hỗ trợ kiểm tra tốc độ website trên nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Úc… Blitz là công cụ trả phí đáng sử dụng với nhiều tính năng nổi trội.
- Hỗ trợ tới 3 kiểu kiểm tra khác nhau, bạn có thể gửi một truy vấn, hay cùng lúc gửi nhiều truy vấn để đo lường khả năng chịu đựng, hiệu suất hoạt động của website.
- Có thể test theo nhiều phương thức.
- Đa dạng tính năng.
Làm thế nào để tăng tốc độ trang web
Để tăng tốc độ website, bạn có thể thử nhiều cách dưới đây. Hãy nâng cao chất lượng web, cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách chú trọng vào tốc độ website nhé!
Để tăng tốc độ website, bạn có thể thử nhiều cách.
1. Tối ưu hình ảnh
Các file lớn luôn tiêu tốn nhiều dung lượng và thời gian tải hơn. Thời lượng tải trang phụ thuộc chính phụ thuộc vào tổng lượng dung tích nội dung được tải về từ hosting theo yêu cầu của người truy cập. Chính các bức ảnh chất lượng cao là chiếm dung lượng lớn, làm giảm tốc độ chạy website. Để tối ưu hình ảnh, bạn có thể:
Điều chỉnh định dạng: Sử dụng định dạng JPG khi chất lượng ảnh cần được ưu tiên, với các hình ảnh chứa icon, logo, ký hiệu, văn bản, đồ hoạ hãy sử dụng định dạng PNG. Chỉ sử dụng định dạng GIF với hình ảnh kích thước nhỏ, đơn giản. Tránh định dạng BMP hay TIFF.
Lựa chọn kích thước phù hợp: Lựa chọn kích cỡ, chiều rộng, dài phù hợp với khuôn khổ trang web, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa kích thước ảnh, đặt ra các quy chuẩn kích cỡ giúp tối ưu hình ảnh cho web.
Nén ảnh: Tuỳ từng định dạng ảnh khác nhau, bạn có thể chọn nén ảnh nhằm tối ưu kích cỡ cho hình ảnh. Với định dạng JPG, để độ nén trong khoảng từ 60-70% là tốt nhất.
Đừng lạm dụng hình ảnh: Giữ lại lượng hình ảnh cần thiết, vừa đủ, đừng quá lạm dụng hình ảnh khiến file bị nặng.
2. Giảm lượng Plugin sử dụng
Như đã nói bên trên, sử dụng quá nhiều Plugin dẫn đến tình trạng website chạy chậm. Một số plugin hấp dẫn như thống kê web, công cụ chọn phông, profile thực sự lại không cần thiết đến vậy.
Mối lo ngại không chỉ ở số lượng Plugin bạn tải về, mà chúng còn không ngừng nâng cấp, điều này ảnh hưởng lớn đến dung lượng trang, tốc độ website. Hãy sử dụng vừa đủ, gỡ bỏ ngay những Plugin không cần thiết bạn nhé!
3. Giải nén
Các nội dung đăng tải cần được tối ưu, giải nén triệt để, nhiều nguồn tài nguyên đã bị lãng phí, chiếm chỗ bởi những trang nội dung chưa được tối ưu. Các phần mềm diệt vi rút, hosting, proxy lạc hậu nên được thay thế để hết sức tối ưu tốc độ website.
4. Tìm đến một Hosting chất lượng
Các dịch vụ hosting rẻ tiền, tầm thường như đã nói ở trên là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tốc độ website. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ lập trình web hoàn toàn miễn phí, dễ dùng, đáng tin cậy như WordPress, Weebly để tối ưu tốc độ website.
5. Giảm điều hướng trên web
Càng nhiều điều hướng xuất hiện trên website, người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn trong chờ đợi nội dung hiển thị. Đặc biệt với các website cần điều hướng người dùng về bản cho thiết bị di động hay trang chủ có thế khiến tốc độ tải trang lâu hơn. Với mỗi 2 lần điều hướng truy cập, tốc độ tải trang bị ảnh hưởng đáng kể.
6. Sử dụng CDN cho trang web
Mạng lưới phân bố nội dung trên trang web giúp phân phối nhiều bản copy nội dung trên nhiều data center khác nhau. Điều này vô cùng hữu ích cho trang web có lượng truy cập từ nhiều vị trí địa lý khác nhau. Tùy từng địa điểm truy cập, người dùng có thể tiếp cận nhanh nhất nội dung của bạn.