0941.11.99.00

3 bài học chuyển đổi số từ Amazon dành cho các công ty tài chính và kế toán

3 bài học chuyển đổi số từ Amazon dành cho các công ty tài chính và kế toán

Các công ty dịch vụ tài chính và kế toán có thể học hỏi từ các chiến lược chuyển đổi số đã giúp Amazon đạt được tốc độ phát triển thần tốc trong 20 năm qua.

Nhà sáng lập Amazon – tỉ phú Jeff Bezos. Ảnh: Business – Insider

Trong vài tháng qua, thế giới đã phải thực hiện quyết liệt những cách thức kinh doanh mới do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Mặc dù nhiều công ty hiện đã quen với việc hình thức làm việc từ xa thông qua các công cụ như Zoom và những nền tảng cộng tác dựa trên đám mây nhưng vẫn còn một số ngành công nghiệp chưa thực hiện đầy đủ việc chuyển đổi số cần thiết để phát triển doanh nghiệp của họ trong những năm tới.

Đặc biệt, ngành kế toán và dịch vụ tài chính thường chậm hơn trong việc tiếp nhận các công nghệ và quy trình mới. Do có nhiều quy chế quản lý chúng, các nhóm phải tuân thủ các quy định pháp lý có xu hướng di chuyển chậm lại trong khi các tổ chức của họ phải đối mặt với các tình huống buộc họ phải thích ứng nhanh chóng bởi những vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu các công ty tài chính và kế toán muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế này, họ sẽ phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng các công ty có thể đạt được những bước nhảy vọt về tổ chức và hoạt động thông qua việc học tập và thực hiện các ý tưởng và quy trình từ những công ty hoạt động trong một lĩnh vực khác không liên quan.

Ảnh: World News Era

Amazon là một ví dụ về một công ty đã hoạt động đặc biệt tốt trong thời gian đại dịch bùng phát. Thành công này có được là nhờ vào nhiều chiến lược đầu tư của họ mà trước tiên là chiến lược chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn suốt 20 năm qua. Dưới đây là 3 bài học mà các công ty tài chính và kế toán có thể học hỏi từ Amazon nếu họ muốn tiếp tục phát triển trong những năm tới.

1. Sử dụng công nghệ để “mở khóa” các nguồn doanh thu ẩn (hidden revenue)

Một trong những lý do chính khiến các đối thủ của Amazon phải “gờm” họ là công ty đã sử dụng công nghệ hoàn toàn để tạo ra doanh thu theo những cách vô cùng sáng tạo và bền vững.

Xuất phát từ một công ty bán sách trực tuyến, Amazon đã phát triển thông qua việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn và thay đổi triệt để thành một công ty công nghệ với các ngành nghề kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực điện toán đám mây, logistic, fintech, thương mại điện tử…

Việc Amazon có thể “đa-zi-năng” trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau là do công ty luôn tuân thủ sứ mệnh chính – 110% khách hàng bị ám ảnh (Customer-Obsessive). Xu hướng Customer-Obessive nghe có vẻ không mang ý nghĩa tích cực, nhưng thật ra nó thể hiện cho việc doanh nghiệp luôn lấy khách hàng làm xuất phát điểm cho mọi quyết định và ý tưởng sáng tạo.

Amazon luôn tập trung vào khách hàng thay vì đối thủ. Ảnh: Nukon

Chính sự tận tâm đến mức cuồng nhiệt này đối với khách hàng đã giúp “gã khổng lồ” công nghệ xây dựng được một doanh nghiệp dựa trên công nghệ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tạo ra nhiều nguồn doanh thu khác.

Các công ty kế toán có thể sao chép chiến lược này thông qua việc nghiên cứu một cách cẩn thận những thách thức mới mà khách hàng của họ phải đang phải đối mặt và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm công nghệ giúp khách hàng thích nghi và phát triển trong môi trường kinh doanh mới.

Đó có thể là việc chuyển từ việc chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán truyền thống như kiểm toán và tư vấn thuế (Tax Advisory) sang các dịch vụ sáng tạo hơn như chuyển hướng doanh nghiệp tập trung vào công nghệ, dịch vụ Giám đốc Tài chính ảo (Virtual CFO Services), sản phẩm hóa dịch vụ theo hình thức đăng ký, coi phần mềm như một sản phẩm dịch vụ…

2. Nâng cao kiến thức tiếp thị

Amazon hiện đang hoạt động tại khoảng 15 quốc gia, nhưng tập đoàn này giao hàng tới hơn 100 quốc gia. Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness – ấn tượng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp) và đề xuất giá trị (Value Proposition – lời hứa, cam kết về lợi ích mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng) của công ty mạnh đến mức khách hàng mặc định cho rằng họ có thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào trên Amazon đầu tiên trước khi họ phải đi tìm kiếm ở một địa chỉ khác.

Ảnh: Salon.com

Đây là đặc trưng có một không hai mà rất ít công ty có thể làm được từ góc độ tiếp thị. Sức hấp dẫn cũng như phổ biến của Amazon cho thấy công ty đã dành nhiều thời gian để tiếp thị và xây dựng thương hiệu tới mức doanh nghiệp này được đặt biệt danh là “cửa hàng của mọi thứ”.

Các công ty kế toán và tài chính thường không mặn mà trong việc bán hàng và tiếp thị. Họ tin rằng bằng cấp, danh tiếng và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành của họ đã đủ để tạo ra những khách hàng tiềm năng và marketing truyền miệng.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu với nhiều hội nghị trực tiếp, sự kiện kết nối mọi người với nhau đã không thể được tiến hành trong tương lai gần, các giám đốc tài chính và kế toán cần tích cực hơn trong việc tiếp thị nếu họ muốn tiếp cận hàng triệu doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của họ ngay bây giờ.

Một giải pháp tối ưu để thực hiện điều này là tăng gấp đôi hoạt động tiếp thị số. Các công ty kế toán nên bắt đầu tạo và chia sẻ nội dung để giúp khách hàng tiềm năng giải quyết một số vấn đề hiện tại của họ. Từ việc tạo podcast giáo dục, hội nghị ảo đến việc viết những bài báo hấp dẫn và nghiên cứu cụ thể, tiếp thị nội dung có thể là một cách hiệu quả để xây dựng nhận thức thương hiệu và đề xuất giá trị của bạn.

3. Tối thiểu hóa để tối đa hóa trong tương lai

Ảnh: Entrepreneur

Do hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, thế giới đang dần quen với môi trường làm việc từ xa. Hiện tượng này đã tạo ra một cơ hội to lớn cho các công ty tài chính và kế toán để tạo dựng tên tuổi của mình thông qua việc điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ của họ để phục vụ một loại khách hàng cụ thể.

Do những hạn chế về khoảng cách địa lý đã không còn là trở ngại đối với quá trình tăng trưởng kinh doanh, các công ty có thể hình dung được những khách hàng được nhắm mục tiêu trên khắp cả nước và rộng hơn là trên toàn thế giới.

Với việc phục vụ một ngành hoặc một nhóm khách hàng cụ thể, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra các giải pháp và quy trình được lặp đi lặp lại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Tỉ phú Jeff Bezos đã thực hiện chiến lược tương tự này tại Amazon khi ông thành lập công ty vào năm 1994. Khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động, tỉ phú Bezos chỉ tập trung vào việc bán sách trực tuyến và phát triển nó thành hiệu sách trực tuyến lớn nhất thế giới chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi.

Khi Amazon mở rộng cơ sở hạ tầng và phạm vi hoạt động của công ty để nhập, tiếp thị và phân phối sách một cách hiệu quả, hãng đã từng bước bổ sung thêm nhiều sản phẩm hơn.

Một công ty sẽ không đạt được sự phát triển nhanh chóng nếu họ không dành thời gian tập trung vào việc hoàn thiện mọi thứ với sản phẩm đầu tiên của họ trước khi chuyển sang các sản phẩm khác.

Các công ty tài chính và kế toán chỉ có cơ hội duy nhất để xác định họ muốn phục vụ ai trong “thế giới từ xa” đầu tiên này. Bằng cách chỉ tập trung phục vụ một loại khách hàng, họ có thể nhanh chóng giành được thị phần trong ngành mà họ đã chọn, hiểu một cách sâu sắc về nhu cầu của khách hàng và triển khai các dịch vụ mang lại lợi nhuận cao với chi phí tối thiểu.

Theo Entrepreneur

Trả lời

×